Sửa Mũi Đặt Sống - Phương Pháp Sửa Mũi An Toàn

Bạn đang băn khoăn về phương pháp có thể cải thiện dáng mũi thẩm mỹ đồng thời duy trì kết quả lâu dài thì đừng bỏ qua phương pháp sửa mũi bọc sụn. Kỹ thuật này có ưu và nhược điểm gì? Quy trình thực hiện diễn ra như thế nào? Hãy cùng Dr. Đắc Quang tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! 

Sửa mũi bọc sụn là gì?

Sửa mũi bọc sụn là phương pháp nâng mũi cấu trúc bằng cách tái cấu trúc lại toàn bộ hình dáng của chiếc mũi sau quá trình nâng mũi bọc sụn hỏng. Với giải pháp này, các bác sĩ sẽ can thiệp vào sâu bên trong cấu trúc của mũi để sắp xếp, tạo hình lại dáng mũi nhằm khắc phục một số khuyết điểm như: Mũi chấn thương, lệch vẹo, thấp tẹt,… do tai nạn, mũi hỏng do sửa đi sửa lại nhiều lần.

Dù cho có can thiệp sâu vào trong cấu trúc dáng mũi nhưng phương pháp sửa mũi bọc sụn vẫn tạo nên dáng mũi đẹp, có kết cấu vững chắc, hài hòa từ đầu mũi tới sống mũi. Do đó, sau khi thực hiện, khách hàng sẽ sở hữu dáng mũi thanh thoát, mềm mại tự nhiên phù hợp với gương mặt, sở thích.

Sửa mũi bọc sụn là gì?
Sửa mũi bọc sụn là giải pháp nâng mũi cấu trúc bằng cách tái cấu trúc lại toàn bộ hình dáng của chiếc mũi sau quá trình nâng mũi bọc sụn hỏng

Đối tượng nên thực hiện phương pháp sửa mũi bọc sụn

Sau khi đã biết được phương pháp sửa mũi bọc sụn là gì, khách hàng cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng mũi hiện tại và xem có phù hợp để thực hiện kỹ thuật này hay không. Các bác sĩ khuyến khích những đối tượng dưới đây có thể thực hiện tiểu phẫu sửa mũi bọc sụn:

  • Mũi gặp chấn thương do gặp phải tai nạn.
  • Mũi hỏng do phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi bọc sụn hoặc hỏng do sửa đi sửa lại nhiều lần.
  • Đối tượng mong muốn sở hữu dáng mũi đẹp tiêu chuẩn.
Đối tượng nên thực hiện phương pháp sửa mũi bọc sụn
Sửa mũi bọc sụn là giải pháp hoàn hảo khi nâng mũi bọc sụn bị hỏng do tai nạn

Quy trình sửa mũi bọc sụn với Dr. Đắc Quang

Quy trình sửa mũi bọc sụn với Dr. Đắc Quang đảm bảo thực hiện theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, gồm 5 bước. Cụ thể:

Tư vấn với Dr. Đắc Quang:

  • Bác sĩ sẽ tư vấn, kiểm tra tình trạng mũi hiện tại của bạn đồng thời thảo luận về mong muốn cũng như kỳ vọng sau tiểu phẫu.

Kiểm tra sức khỏe:

  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo sức khỏe của bạn đủ điều kiện sửa mũi bọc sụn.

Sửa mũi bọc sụn:

  • Vệ sinh và khử trùng: Làm sạch và khử trùng vùng mũi, khuôn mặt để đảm bảo vô trùng.
  • Đánh dấu: Bác sĩ sẽ đánh dấu các vị trí cần thủ thuật.
  • Gây tê: Bác sĩ sẽ thực hiện gây tê để bạn không cảm thấy đau trong quá trình nâng mũi.
  • Rạch mổ: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ bên trong hoặc bên ngoài mũi.
  • Tạo hình cấu trúc mũi: Sử dụng sụn tự thân (sụn sườn, sụn tai) hoặc sụn nhân tạo để tái tạo cấu trúc mũi. Quá trình này bao gồm việc định hình lại sống mũi, đầu mũi và các phần khác của mũi để đạt được dáng mũi mong muốn.
  • Bọc sụn: Kết hợp bọc sụn tự thân ở đầu mũi để bảo vệ và tránh biến chứng.
  • Khâu vết mổ: Vết mổ được khâu lại cẩn thận để tránh sẹo và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Nghỉ ngơi:

  • Khách hàng nghỉ ngơi và sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc mũi sau tiểu phẫu, bao gồm việc dùng thuốc, vệ sinh, tránh các hoạt động mạnh.

Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ:

  • Tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi quá trình hồi phục và xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.
Quy trình sửa mũi bọc sụn với Dr. Đắc Quang
Quy trình sửa mũi bọc sụn với Dr. Đắc Quang gồm 5 bước đạt chuẩn Y khoa

Bạn cũng có thể quan tâm:

Các loại sụn dùng trong nâng mũi

Hiện nay hai loại sụn được cho phép sử dụng trong nâng mũi là sụn nhân tạo và sụn tự thân. Mỗi loại sụn đều có ưu, nhược điểm khác nhau:

Sụn tự thân

Sụn tự thân là loại sụn được lấy trực tiếp từ cơ thể của bệnh nhân, thường là sụn sườn, sụn tai, sụn vách ngăn. Chính vì vậy loại sụn này có độ tương thích cao với cơ thể đồng thời giảm thiểu nguy cơ dị ứng, đào thải. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng đánh giá loại sụn này có độ bền cao, duy trì được kết quả thẩm mỹ lâu dài.

Sụn tự thân nâng mũi thường được lấy từ 3 vùng chủ yếu dưới đây:

  • Sụn vách ngăn: Đây là phần sụn nằm giữa hai lỗ mũi, được sử dụng để dựng trụ mũi, nâng cao sống mũi hoặc chỉnh hình đầu mũi; có độ tương thích cao, ít rủi ro.
  • Sụn vành tai: Sụn vành tai thường được dùng với mục đích chỉnh hình đầu mũi, cánh mũi hoặc nâng cao sống mũi (nếu sụn vách ngăn không đủ), có độ đàn hồi cao, giúp dáng mũi sau nâng trông tự nhiên.
  • Sụn sườn: Sụn sườn thường được sử dụng để nâng cao sống mũi. Tuy nhiên, loại sụn này dễ gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu,…

Ưu điểm của sụn tự thân nâng mũi

  • Độ tương thích cao: Sụn tự thân có độ tương thích cao nên hạn chế được nguy cơ dị ứng, đào thải.
  • Độ bền cao: Các chuyên gia đều đánh giá sụn tự thân có độ bền cao, duy trì được kết quả thẩm mỹ lâu.
  • Tạo hình tự nhiên: Sụn tự thân giúp tạo hình dáng mũi sau nâng trông tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt nhờ có cấu trúc tương đồng với sụn.

Nhược điểm của sụn tự thân nâng mũi

  • Thời gian tiểu phẫu lâu hơn: Nâng mũi bọc sụn bằng sụn tự thân thường mất nhiều thời gian so với phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo.
  • Có thể gặp biến chứng: Phương pháp lấy sụn tự thân có thể gây ra một số biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu,…
Các loại sụn dùng trong nâng mũi
Sở hữu dáng mũi cao, thanh thoát là niềm ao ước của nhiều cô gái

Sụn nhân tạo

Sụn nhân tạo là vật liệu được sử dụng phổ biến trong các ca nâng mũi. Loại sụn này có độ bền cao, giúp duy trì dáng mũi lâu dài, phù hợp với mọi dáng mũi.

Trên thị trường hiện cung cấp nhiều loại sụn nhân tạo nâng mũi, bao gồm:

  • Sụn Softxil: Đây là loại sụn nhân tạo với thiết kế phía dưới từ nhựa mềm, phía trên là nhựa cứng. Sụn Softxil có độ bám dính cao, lên form chuẩn, thích hợp với nhiều dáng mũi.
  • Sụn Silicon: Loại sụn nhân tạo này được sử dụng phổ biến nhất trong nâng mũi, có thiết kế từ nhựa dẻo, hình dáng chữ L. Đây là loại sụn nâng cao sống mũi, tạo hình đầu mũi hiệu quả nhưng có nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Sụn Nanoform: Loại sụn nhân tạo có cấu tạo từ nhựa ePTFE lành tính, siêu mềm dẻo. Đây là loại sụn có đặc tính là khả năng đàn hồi cao, chống va đập tốt, giữ sống mũi ổn định.
  • Sụn Surgiform: Đây là loại sụn nhân tạo với thiết kế dạng hình khối, dày khoảng 1 – 5 mm, dễ dàng điều chỉnh, cắt gọt, phù hợp với từng khách hàng.
  • Sụn Megaderm: Đây là loại sụn nhân tạo được đánh giá là có chất liệu thân thiện nhất, được chiết xuất từ lớp biểu bì trên cơ thể con người, có khả năng tương thích cao với cơ thể, hạn chế tối đa khả năng gây kích ứng.
  • Sụn Gore Tex: Đây là loại sụn nhân tạo có tuổi thọ cao, với khả năng chịu nhiệt tốt hơn Silicon, kết cấu linh hoạt, dễ điều chỉnh.

Ưu điểm của sụn nhân tạo nâng mũi

  • Độ bền cao: Sụn nhân tạo có thể duy trì dáng mũi thẩm mỹ lâu dài từ 10 tới 20 năm.
  • Phù hợp với mọi dáng mũi: Sụn nhân tạo được sử dụng để nâng cao sống mũi, chỉnh hình đầu mũi, thu gọn cánh mũi phù hợp với mọi dáng mũi.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng: Nâng mũi với sụn nhân tạo sẽ được thực hiện trong 1 tới 2 tiếng.

Nhược điểm của sụn nhân tạo nâng mũi

  • Có thể bị lộ sóng: Nếu bác sĩ thực hiện thủ thuật không có tay nghề cao, sụn nhân tạo dễ bị lộ sóng gây mất thẩm mỹ.
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Sụn nhân tạo nhất là sụn Silicon có nguy cơ nhiễm trùng cao bởi vì chúng dễ bị cơ thể đào thải.

Hình ảnh trước và sau khi sửa mũi bọc sụn với Dr. Đắc Quang

Hình ảnh trước và sau khi sửa mũi bọc sụn với Dr. Đắc Quang

Hy vọng với những gì mà Dr. Đắc Quang chia sẻ bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về phương pháp sửa mũi bọc sụn. Chúc bạn sớm sở hữu cho mình chiếc mũi ưng ý nhất. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi qua Hotline 070 760 0333 nhé!